среда, 20 января 2010 г.

Whitney Houston In Moscow 2009



Cuối cùng tôi cũng lọt được vào buổi hòa nhạc của Whitney Houston tối 09 tháng 12 năm 2009 trong chương trình World Tour của cô bắt đầu từ Moscow và 12 tháng 12 năm 2009 ở St. Peterburg. Theo vé concert bắt đầu vào 19h30. Cô xuất hiện trên sân khấu vào 21h00. Hôm đó tôi nghỉ học và suốt ngày có ý đợi tin cô ta từ sân bay quốc tế Sheremechiavo 2. Song hoàn toàn không thấy tin được đưa. Lúc trên đường đi đến Opympic Palace ở đại lộ Thế Giới, tôi bỗng lo: ngộ nhỡ địa điểm concert không phải ở đây: ở Moscow có hai cung thể thao Olympic. Lúc ngồi trong cung thể thao lúc bật đèn trên diễn đài, lúc tắt, chúng tôi nói đùa với nhau: "Hay cô ta chưa bay đến?!" Hóa ra, như sau đó đọc trong báo, cô ta đến Moscow cả 3 hôm trước cùng con gái Cristina Brown 16 tuổi, một lô xích xông họ hàng. Báo trí không đưa tin về cô ta, bởi cô ta từ chối tiếp xúc.

Lúc xuất hiện trên sân khấu và hát xong bài đầu tiên "I Wanna Dance With Somebody", cô ta xin lỗi vì đến chậm, song giải thích lỗi không tại cô, mà tại đường tắc. Lúc cô ta còn trẻ, tôi chỉ nghe nhạc Tina Turner, The Doors... Whitney, cũng như Celine Dion, đối với tôi tuổi chưa hình thành khiếu thẩm mỹ như trứng cá đen: bổ, sang, đắt điền, song ai thử cho bạn ăn hàng ngày thứ thực phẩm đó xem, bạn sẽ căm thù họ đến cuối đời. Tất nhiên, kết luận Whitney đã mất giọng là cường điệu, song, giờ, khi tôi hiểu giá trị của trứng cá đen đã bị cấm săn bắt và ăn toàn cầu, thì cảm giác, khi tôi nghe Whitney hát, hệt như khi tôi đứng trước Cleopatra's mummy ở Vatican Museums.

Năm nay Whitney Houston mới 46 tuổi. Nếu so với Tina Turner 50 tuổi vào thời 1988 xa xưa ở Rio, nơi bà thu hút hơn 180 000 người đến nghe, kỷ lục đến nay chưa ai phá được, thì tôi hiểu Whitney kiếm tiền dễ hơn. Không phải ngẫu nhiên trong album cuối cùng của Whitney Houston có sự tham gia của những tên tuổi như Alice Keys, Kasseem Dean, Beyonce..., những tài năng lúc còn nhỏ học hát qua nghe đĩa nhạc của Whitney Houston, chưa kể vô vàn những ví dụ tương tự khắp toàn cầu. Đối với tôi điều này chỉ nói lên một điều: Nếu Whitney Houston có thể bắt chước được, còn Tina Turner - thì không: không thể bắt chước được giọng hát vô tả như tiếng thép mài đá này. Nếu Whitney Houston khai thác triệt để cái thiên nhiên phú bẩm cho cô, thậm chí cả khi tài năng đã cạn kiệt, thì Tina Turner vẫn không mất giọng. Việc giọng Tina không khàn, đục đi, chứng tỏ bà ta làm việc nhiều hơn, nói chung sáng tạo hơn (chỉ cần nghe bà hát "Help" của Beatles), giọng giàu kịch tính hơn, những bài hát của bà mang tính xã hội hơn.